Chuyên đề: "NHỮNG NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HÓA KIỀU"

      Trong lịch sử văn học nước nhà, có thể nói với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã là người đầu tiên đặt nền móng cho ngộn ngữ và văn học hiện đại Việt Nam. Và đặc biệt khi một tác phẩm văn học đã vào sâu trong lòng người, nó sống một cuộc sống riêng ngoài ý muốn tác giả. Nó có thể đạt đến cái mức cao nhất là tạo nên những hoạt động thuộc văn hóa, phong tục, nghi lễ cực kỳ đa dạng, thu hút một số người đông đảo bất chấp ngôn ngữ, quóc gia, tôn giáo hay tín ngưỡng. Truyện Kiều đã là một tác phẩm mang tầm quốc tế như vậy và làm nảy sinh ra hàng chục hình thức hoạt động văn hóa từ Bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều… đến tập Kiều, đố Kiều… mang tên văn hóa Kiều.


    Nhân cuộc triển lãm Kỷ niệm 250 ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế đã có buổi nói chuyện về “Những nét độc đáo trong văn hóa Kiều” tại Thư viện Khoa học Tổng hợp. Ông đã cho chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là Bình Kiều: Đến đầu thế kỷ 20, trong bài diễn thuyết bằng quốc văn đọc tại Lễ kỷ niệm Nguyễn Du, tháng 8-1924, Phạm Quỳnh đề caoTruyện Kiều hết mức: “Văn chương người ta thiên kinh vạn quyển, dẫu có thiếu mất một quyển cũng chẳng hại gì. Văn chương mình chỉ độc có một quyển, vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là Thánh thư phúc âm của cả một dân tộc, ví lại khuyết nốt thì dân tộc ấy đến thế nào?”
    Vịnh Kiều chính là làm thơ về Truyện Kiều, về các nhân vật trong truyện, hoặc theo diễn biến của từng hồi, từng đoạn trong Truyện Kiều. Qua câu thơ, các tác giả phát biểu ý nghĩ, cảm tưởng của mình nhân một cảnh tình hoặc một nhân vật trong truyện hay trước một thực tế cuộc sống có liên quan đến Truyện Kiều…..
    Buổi nói chuyện đã thu hút được nhiều bạn trẻ cũng như các bậc cao niên đến tham dự.


    

 

 

 

 

 

 

 


 

THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
 Anh  Chị